10:18 SA
| 20/04/2014
NGỰA VÀ TRÂU
Ngựa và trâu cùng sống trong một chuồng. Ngựa thì nhàn nhã vì thỉnh thoảng
ông chủ mới cưỡi nó đi chơi quanh vùng. Trong khi đó, trâu lại phải làm việc vất
vả suốt ngày trên cánh đồng. Ngày nọ, trâu than thở với ngựa :
-
Số tôi thật khốn khổ! Theo anh, tôi phải làm gì để ông chủ tạo
điều kiện tốt hơn cho tôi được làm việc nhẹ nhàng hả anh ?
-
Có gì khó nghĩ đâu, ngày mai anh hãy giả vờ ốm mệt, bỏ ăn. Thế
là ông chủ sẽ cho anh nghỉ ngơi, không ra đồng kéo cày nữa.
...
11:02 CH
| 11/05/2014
LÃO SUY Tuổi già lắm chuyện buồn cười
Chưa ăn mà nói ăn rồi
Ăn rồi lại bảo tôi thời chưa ăn
Xúc sự dễ buồn, dễ nhăn
Trên đầu đội nón, lại tìm nón đâu
Nằm ngồi cơ thể nhói đau
Đi đứng uể oải, nhức đầu mỏi chân
Ngày xưa nhanh nhẹn lẹ lanh
Bây giờ chậm chạp kém phần khôn ngoan
Thật là tứ đại bất an
Chứng kia, tật nọ, rõ ràng lão
suy
Một đời người, có còn chi ?
Còn chăng lão bịnh, kiệt suy thân
già
Hãy mau nhàm chán Ta bà
Nhất tâm niệm phật, quy tòa Pháp
Vương
Cuộc đời...
09:56 SA
| 20/04/2014
NI GIỚI PHẬT GIÁO TƯƠNG
LAITrích dịch từ tác phẩm Học
Phật Tri Tân của Hoà thượng Thánh Nghiêm
THÍCH TUỆ LIÊN dịch
Vấn đề trọng nam khinh nữ
Nhìn từ lịch sử Phật giáo, dường như
Phật giáo là một tôn giáo trọng nam khinh nữ. Sau khi đức Phật nhập diệt, trong
các vị Tỳ-kheo ni, chưa từng xuất hiện một nhà tư tưởng lớn nào. Nhưng vấn đề
này, hoàn toàn không phải ở bản thân Ni giới, mà là chịu sự kiềm chế của Phật
giáo Tiểu thừa Thượng Toạ bộ, nhất là học phái Phật giáo do
Tôn giả Ca-diếp lãnh đạo và truyền thừa. Sở dĩ vấn đề trọng...
09:57 SA
| 20/04/2014
TÌM HIỂU CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI QUA KINH GIẢI THÂM MẬT (tiếp theo)
NS.
Thích Kiên Liên
* Tiểu sử dịch giả
Tam tạng
Pháp sư Huyền Trang (602-664 STL), Ngài họ Trần, người Lạc Châu, tỉnh Hà Nam.
Sinh năm Khai Hoàng thứ 20 (600 STL), đời Tùy Văn Đế.
Ngài
xuất gia năm 13 tuổi ở chùa Tịnh Độ. Sau khi xuất gia, Ngài chu du khắp nước,
nghiên cứu các bộ kinh luận Đại thừa như: A Tỳ Đàm, Nhiếp Luận và Niết Bàn.
Nhưng vì muốn thỏa mãn nhu cầu trí thức về...
09:04 SA
| 15/04/2014
BUỔI HỌP MẶT NI TRẺ
Buổi họp mặt các vị Ni trẻ do Phân
Ban Ni giới Trung ương tổ chức sáng ngày 14/12/2013 tại Chùa Phước Hải,
Q.10, Tp. HCM, nhằm kêu gọi chư Ni trẻ cùng tham gia vào các hoạt động
Phật sự của Phân ban Ni giới trung ương và Phân ban Ni giới các tỉnh thành. Trong
đó, đặc biệt chú trọng các lãnh vực như: chăm sóc y tế, từ thiện, giáo dục mầm
non, các khóa tu dành cho trẻ thơ và tuổi trẻ, v.v…
Buổi họp mặt có hơn 100 vị, đại diện
cho chư Ni trẻ tại các tỉnh thành trong cả nước. Một số vị hiện là giảng viên Học
viện,...
08:55 SA
| 15/04/2014
TÍCH TRUYỆN QUAN ÂM DIỆU THIỆN
(tiếp
theo)
TT.TS. Thích Nhật Từ
*Lắng nghe và chia sẻ
Chúng
tôi từng giảng kinh thuyết pháp tại nhiều trung tâm bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Tại
Gò Vấp, có trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên 3, tất cả là các trẻ em bụi đời từ
4 tuổi đến 14 tuổi. Tiếp xúc, gần gũi, tâm sự các em, chúng nói: Mẹ của con đánh bài, ba con gặp là chửi bới;
đánh đập, anh con gặp là ăn hiếp. Con cảm thấy khổ quá cho nên ra khỏi nhà thì thấy
hạnh phúc. Đi như vậy, việc giao du bạn xấu sẽ đưa đẩy các em vào con...
08:47 SA
| 15/04/2014
LỄ
PHẬT QUANH NĂM KHÔNG BẰNG RẰM THÁNG GIÊNG TT. TS Thích Nhật
Từ
LỄ HỘI VĂN HÓA ĐI CHÙA VÀO NGÀY RẰM THÁNG
GIÊNG
Ý
nghĩa của câu nói dân gian "Lễ
Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" sẽ được đề cập với 3 góc độ, từ quan niệm của quần
chúng, từ quan niệm của đạo Lão và cuối cùng ứng dụng trong lĩnh vực của Phật
giáo.
Sở
dĩ có câu nói "Lễ Phật quanh năm
suốt tháng, không bằng vào ngày Rằm tháng
Giêng" vì chúng ta quan niệm đó là...
11:14 SA
| 12/04/2014
CẢM XÚC ĐẦU XUÂN Tường
Hiếu - GMT
“Mai vàng sắc thắm nở đầy sân
Đôi chữ ‘xuân sang’ cũng kết vần
Lại thêm một mùa xuân viễn xứ
Quê nhà hồi tưởng dạ bâng khuâng”...
Ngày đầu xuân, sương mờ của buổi ban
mai còn chưa tan hết, mặt trời khẽ rót ánh nắng vàng dịu nhẹ lên những lùm cây
phủ khắp thung lũng huyền ảo, không khí vốn yên tĩnh của tịnh xá dần nhộn nhịp
với Phật tử từ khắp nơi đổ về. Trên con đường nhỏ dẫn lên tịnh xá, hình ảnh những
gia đình đầm ấm với các bé trai, bé gái xinh tươi...
11:05 SA
| 12/04/2014
MÙA XUÂN DU LỊCH QUA NHỮNG ĐỊA DANH
MANG TÊN NGỰA Lan Tím
Hình tượng con
ngựa được cha ông ta yêu quý nên đã lấy chữ Mã (Ngựa) để đặt tên cho đất đai,
núi đồi, sông hồ … Xin kể ra một số địa danh từ Bắc vào Nam.
·
MÃ YÊN : Núi thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; nơi tướng
giặc Liễu Thăng bị nghĩa quân Lam Sơn chém đầu. Đây cũng là tên một ngọn núi ở xã Trường
Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cao khoảng 200m, nơi có lăng mộ của vua Đinh
Tiên Hoàng trên...
08:07 SA
| 02/05/2014
MUÔN VẺ PHONG TỤC TẶNG QUÀ NĂM MỚI
Diệu
Lan
Đầu năm mới, mỗi quốc gia trên khắp năm châu
đều có cách tặng quà đầy ý nghĩa và độc đáo nhằm thể hiện tình cảm thân thương,
lòng quý trọng và biết ơn của mình. Đầu xuân, chúng ta hãy xem các loại quà tặng
phong phú như thế nào :
- HY LẠP : Tại một số vùng, khi năm mới đến,
trong túi người nào cũng chứa đầy những viên đá. Khi gặp nhau, họ chúc mừng năm
mới rồi tặng nhau những viên đá. Theo tục lệ địa phương, ai...
10:28 SA
| 12/04/2014
HƯƠNG TRẦM NGÀY TẾT
Gia đình tôi làm nghề nhang truyền thống, có từ thời ông cố đến tận
bây giờ. Nghe ông nội kể, lý do ông cố chọn nghề nhang để mưu sinh vì hồi trước,
ở trong làng tôi có rất nhiều chùa. Mặt khác, vì dòng họ theo đạo Phật nên ông
cố muốn có chút gì đó ảnh hưởng, thành tâm. Nhang là cách gọi khác của hương. Đến
nay, vẫn chưa ai biết nhang ra đời từ bao giờ. Chỉ biết, về mặt tâm linh, người
xưa nghĩ rằng dùng nhang là cách thức để tỏ lòng hiếu, giao lưu giữa hai cõi
âm-dương, cầu khấn tâm linh mong cho gia đình...
10:19 SA
| 12/04/2014
TỜ LỊCH CUỐIMỗi sáng, trước giờ thức chúng, tôi có thói quen gỡ
lịch để đón ngày mới. Chỉ một việc nhỏ, thật nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cần phải
“nhớ” và “đều đặn”. Thỉnh thoảng tôi vẫn quên “việc của mình”. Dù không ai biết,
nhưng mình biết mình! Tu là sửa từng chút, từng chút; là làm tròn từng việc nhỏ.
Hôm nay, tờ lịch cuối của ba trăm sáu mươi lăm ngày!
Cầm tờ lịch cuối, có một chút gì đó bâng khuâng. Tôi tự hỏi: “365 ngày qua, những
gì tôi đã tu được và chưa thực tập được?”. Tôi chợt nhớ lời của một bậc Thầy lớn:
“Một chút...
10:08 SA
| 12/04/2014
HƯƠNG VỊ TẾT
NGUYỄN
HOÀNG DUY
Tết trong tôi là
những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, với vô vàn hình ảnh đẹp. Nơi làng quê nghèo,
người dân ăn Tết bằng cả tấm lòng, chất phác, giản dị… nhưng cũng nhiều nỗi lo
toan. Tuy vậy, trên gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười như cánh mai vàng khoe
mình trong nắng sớm.
Tết trong tôi là mùi hương
của bánh mứt, của nồi bánh tét thơm lừng. Cứ tầm 20 tháng chạp mỗi năm là bà và
mẹ lục đục đi chợ mua...
10:04 SA
| 12/04/2014
NÉN HƯƠNG NGÀY TẾT Kim
Hoa
Sài Gòn ngày nay đã khác xưa, không ngựa xe, mà honda, xe đạp, xe
ôtô cứ cuồn cuộn trên khắp ngã đường. Người ta nói Sài Gòn thành phố nhộn nhịp
suốt ngày đêm. Với một thành phố như vậy, đến ngày lễ thì tưng bừng hơn. Vào những
ngày Tết Nguyên Đán, tuy đường có nhiều hoa hơn, nhiều tụ điểm vui chơi hơn,
nhiều đèn rực rỡ hơn, giờ giao thừa có pháo hoa sáng trời, nhưng Sài Gòn lại
vắng vẻ hơn ngày thường. Các ngả đường lớn nhỏ trở nên rộng hơn vì xe cộ...
09:59 SA
| 12/04/2014
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TKN. Như Như
Tôi đã kinh qua những chặng đường dài từ Bắc chí Nam
để nghe lời thiêng sông núi gọi hồn điệu nắng Âu Cơ:
"Âu
Cơ điệu nắng theo chồng
Bế
trăm tiếng khóc qua sông sóng cồn
Bánh
chưng vuông bánh dày tròn
Tay nâng tay bọc nước non muôn đời".
Phải chăng đã khơi nguồn cho dốc tồn sinh của dân tộc Việt Nam, là
nhựa sống yêu thương bất tận đan mầm vươn ý sống. Xưa và nay, khoảng cách quá
xa vời thời hừng đông của nhân loại, đất trời như non trẻ, hồn nhiên, dễ...
»
Vá áo - 09:30 SA | 12/04/2014