BIẾN
VĂN ĐÔN HOÀNG (tiếp theo)
Đồng Văn
Đạo Phật trong dân gian
Đạo Phật đã phát triển nhanh chóng
trong thời kỳ này phần lớn nhờ sự tôn sùng của vua chúa đời Đường. Được vua
chúa ủng hộ, các tầng lới xã hội đời Đường đều phổ biến không khí sùng đạo
Phật. Tháng giêng năm khai nguyên thứ hai, quan Trung thư lệnh Diêu sùng tấu
rằng: Từ năm Thần Long đến nay, công chúa và ngoại thích, đều tấu xin độ nhân,
đồng thời đều tự bỏ tiền xây chùa ở bên ngoài. Ví dụ như ở thành Trường An, các chùa Sùng Nghĩa, Long Hưng, Từ
Ân, Thanh Long, Chương Kính, Báo Ứng…đều do vương công quý tộc xây dựng, giai
cấp sĩ đại phu phần nhiều đều giao thiệp với giới tăng lữ, thậm chí như bạch Cư
Dị còn nói rằng mình giao du một nữa trong giới tăng. Tầng lớp trên còn như
thế, dân gian cũng sùng đạo Phật không kém. Năm Cửu Thị nguyên niên, Địch Nhân
Kiệt tấu rằng: Khắp nơi trong dân gian đều có nơi rụng kinh, tịnh xá, pháp sự
còn được coi trọng hơn cả quyền uy của nhà vua.
Do xã hội nhu cầu cao, việc chép
kinh, đúc tượng Phật trở thành một nghề, điều này đương nhiên không tách rời
việc Phật giáo lưu hành trong dân gian. Dân thường hết lòng với đạo Phật, điều
này có thể thấy được qua chuyện nghênh đón Phật cốt. Quyển hạ, sách Đường
khuyết sử có chép: Năm Quí Dậu đời Hàm Thôn, có chiếu nghênh đón Phật cốt ở Kỳ
Hạ. Trước đó, trong những năm Nghiên Hòa, Hiến Tông ra lệnh đón đến kinh thành,
Hàn lễ bộ dâng tấu trình ra sức can ngăn , cho rằng nông dân, thương nhân gần
xa, bỏ việc chạy đến chỉ lo không kịp. Thậm chí có người đốt cháy tóc, có kẻ
chặt đứt cánh tay. Khi đó, Phật cốt được coi trọng đến như thế, bây giờ còn hơn
nữa, tăng lên không chỉ trăm ngàn lần. Có tăng từ kinh thành đến, đi một bước
lễ một cái cho đến tận chùa Pháp Môn ở Phượng Tường, đến kinh thành, thì cả
thành dốc ra nghênh đón. Thiên tử ngự Vạn Phúc lầu, đích thân làm lễ. Tăng chúng
rơi lệ cảm động, tả hữu đốc hết gia sản, chặt xương gân để biểu thị lòng thành,
không thể nào kể xiết.
Sự đam mê của dân gian đối với đạo
Phật đương nhiên cũng do nguyên nhân tầng lớp dưới mô phỏng việc làm của tầng
lớp trên. Vào đời Đường, hình thức xã ấp phân bố khắp cả nước, có tác dụng thúc
đẩy vô cùng to lớn cho việc truyền bá đạo Phật trong dân gian. Các ấp xã này
cũng làm việc giảng kinh. Mặc sau quyền Đôn Hoàng di thư ký hiệu P.2032, phần
ấp xã văn thư có chép: Bội ba đấu năm thặng, dầu nửa thặng, thóc nửa đấu, nạp
cho chùa Càn Nguyên, dùng nấu tiệc trong lúc giảng. Như thế là các ấp xã dân gian ở Đôn Hoàng nạp chi phí để tổ chức lễ
giảng kinh và ở nhiều nơi khác, tình hình cũng tương tự. Thành viên các tổ chức
ấp xã này có đặc điểm kết cấu chủ yếu là nhân dân tầng lớp dưới. Điều đó đòi
hỏi đạo Phật phải sử dụng phương thức thông tục bình dân, ngôn ngữ khẩu ngữ
hóa, câu chuyện sinh động để tập trung sự chú ý của họ, dẫn dắt kêu gọi họ
hướng thiện, sùng Phật. Điều này đã thúc đẩy phương thức truyền giảng của đạo
Phật trở nên thông tục hóa, làm nhanh chóng hơn tiến trình thế tục hóa của đạo
Phật. Có thể nói rằng, sự hưng thịnh của Tục giảng và sự hình thành cũng như
phát triển của Biến văn có quan hệ rất sâu sắc với quá trình này.
Nhà Đường là một triều đại tràn
ngập không khí đạo Phật. Trong thời gian này, đạo Phật có được bước phát triển
lớn, đồng thời, cũng tiến thêm một bước trong quá trình thế tục hóa. Đạo Phật
từ chùa chiền, tăng nhân, pháp sự, đã phát triển và thịnh hành trong mọi tầng
lớp xã hội. Điều đó có nghĩa rằng đạo Phật đã hòa nhập, gần gũi với đời sống xã
hội ngày càng mạnh mẽ. Giáo nghĩa, cách thức tu hành, chế độ, hình thức tuyên
truyền của đạo Phật đều chịu ảnh hưởng của đời sống thế tục và không ngừng thay
đổi, điều chình theo sở thích và nhu cầu của xã hội. Về mọi phương diện (người
biểu diễn, đề tài, hình thức) đạo Phật đã cung cấp cơ sở văn hóa xã hội sâu
sắc, cung cấp mảnh đất màu mỡ cho sự ra đời và phát triển của Tục giảng và Biến
văn. Chính trong bối cảnh đạo Phật thế tục hóa, tục giảng đã dần dần phát
triển, hưng thịnh, trở thành một hình thức tuyên giảng song song với hình thức
Tăng giảng chính thống, được đông đảo quần chúng tăng, tục tiếp nhận. Nói tóm
lại, đương thời, đạo Phật thể hiện không khí thế tục đậm nét, Tục giảng và Biến
văn đã được ấp ủ, nuôi dưỡng, ra đời và phát triển trong không khí và hoàn cảnh
như thế.
Quá
trình phát triển của biến văn
Trãi qua một quá trình phát triển
lâu dài từ đời hán đến đời Đường, hoạt động giảng kinh của đạo Phật ở trung thổ
đã có thêm một hình thức mới là Tục giảng. Dĩ nhiên, một số nhân tố của Tục giảng
đã tồn tại từ trước, nhưng phải đến đời Đường thì tục giảng mới có tư cách là
một hình thức tồn tại song song với hình thức Tăng giảng, được các giới, các
tầng lớp trong xã hội thừa nhận và chính thức được xác lập. Bước tiến dài và sự
thế tục hóa của đạo Phật ở đời Đường đã cung cấp mảnh đất màu mỡ cho sự ra đời
và phát triển của Tục giảng. Tính hài hòa, giải trí vốn có trong giảng kinh,
nhất là sự thịnh hành của sướng đạo, với những yếu tố “tạp tựa nhân duyên”,“bàn
dẫn tỉ dụ”,“thiện tư tứ sự”, “thích
dĩ nhân thời”…trong đó đều ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung và hình thức Tục
giảng, hình thành nên một số đặc trưng của Tục giảng. Tự bản thân tục giảng
cũng có bước phát triển của mình.
Nó đã làm thay đổi đặc điểm tuyên dương giáo
nghĩa của hoạt động giảng kinh của đạo Phật bằng việc chú trọng làm vui lòng người
nghe. Về thể chế, Tục giảng vẫn giữ nguyên như trước, nhưng về nội dung thì dân
hơn nhiều, những câu chuyện éo le, cảm động lòng người trong kinh Phật đều trở
thành đề tài chủ yếu của Tục giảng. Thuộc tính tôn giáo của tục giảng bị các
học giả, các tăng đồ chính thống đương thời nghi ngờ, nhưng Tục giảng lại là
hoạt động văn nghệ tôn giáo đuôc xã hội bình dân vô cùng hoan nghênh trong đời
Đường và đời Ngũ đại. Điều đó vừa tạo cho nhà chùa nguồn tài lực vật chất (bằng
sự đóng góp của quần chúng), đồng thời những khái niệm cơ bản của đạo Phật như
địa ngục, luân hồi… ở một mức độ rất lớn cũng nhờ thông qua Tục giảng mà thấm
vào lòng quần chúng bình dân và phát huy ảnh hưởng. Biến văn – thể loại mà
chúng tôi muốn trình bày – cũng có quan hệ mật thiết với Tục giảng, vì thế, nếu
không nghiên cứu rọ về Tục giảng thì không thể hoàn thành công việc của chính
mình đặt ra.
Đến với Đường thì hoạt động giảng
kinh của đạo Phật chia thành Tăng giảng và Tục giảng. Từ “Tục giảng” xuất hiện
sớm nhất trong Truyện Thiên Phục, quyển hai mươi mốt bộ Truyện cao tăng (phần
tiếp theo) do Thích đạo tuyên (596-667) biên soạn: Năm tuổi, xuất gia tạo chùa
An Quốc với pháp sư Huynh Tài, mặc áo vải, ăn rau quả, ngày tụng kinh sách ,
liết mắc một cái đọc song mười hàng, nghe qua là nhớ. Năm trinh quán thứ ba(625),
Đậu thứ sử nghe tiếng thông minh mẫn tiệp, cho sung vào chức châu học. thế là ngày nghe Tục giảng, tối ngẫm
phật nghĩa. Ở đây, “Tục giảng” chỉ
việc giảng dạy truyền thụ Nho học trong trường học châu huyện, đối lập với Phật
học, cho nên gọi là “Tục giảng”, không phải là tục giảng của đạo Phật mà chúng
ta đang nói tới. giữa những năm Đại Trung đời Tuyên Tông (847-859), Hòa thượng
Viên Trân (người Nhật) đến Trung Quốc cầu Pháp, viết quyển Phật thuyết quan Phổ
Hiền Bồ-tát hành pháp kinh ký, lần đầu tiên nghi chép tường
tận về Tục giảng. Phần Trùng các giảng đường trong quyển thượng của bộ sách này
chép rằng: Việc giảng chia thành hai loại trên đất nhà Đường: một là tục giảng,
tiến hàng ba tháng một năm, tụ hợp thiện nam tín nữ, khuyên họ quyên góp đồ
cung cấp tài vật cho nhà chù, cho nên gọi là Tục giảng (tăng không đến dự…).
Loại thứ hai là Tăng giảng, cứ giảng theo định kỳ truyền giáo hàng tháng (không
tập trung người thường, nếu có, thì tăng bị quan trách phạt).
Viên Trân đến nhà Đường vào năm
853, đến năm 858 thì về nước. Qua các ghi chép của ông, chúng ta biết được sự
khác biệt giữa Tăng giảng và tục giảng. Một là ở đối tượng: một loại dành cho
tăng đồ, một loại dành cho người thường, đây là nguyên nhân hai loại này có tên
gọi như trên; hai là mục đích của hai loại này: Tăng giảng là để truyển pháp,
Tục giảng thì để dẫn dắt kêu gọi thế tục, khuyên họ cung cấp tài vật cho chùa.
Do đó, về nội dung, Tục giảng đương nhiên phải thế tục hóa hơn, thú vị hơn Tăng
giảng. Đến mức bị người đương thời chỉ trích rằng tập trung quần chúng lại
thuyết giản, giả thác kinh luận, những lời nói ra chẳng qua đều là chuyện dâm ố
thô bỉ. Tục giảng được tổ chức “một năm ba tháng” (vào tháng giêng, tháng năm,
tháng chín, ba tháng chay trường). Cũng như Tăng giảng, Tục giảng trước khi
khai giảng giải trình báo xin phép quan phủ phê chuẩn.

Viên Trân là người đầu tiên ghi
chép tường tận sự khác biệt giữa Tục giảng và Tăng giảng. nhưng theo nghiên cứu
thì Tông Mật là người đầu tiên, như đã nhắc đến từ “Tục giảng” trong Phật giáo.
Trong quyển hạ tác phẩm Viên giác kinh đại sớ có viết rằng: Giải viết: biện
tương trung tác như thị ngôn ngả, tư duy thôi độ, kế hiệu trù lượng, dữ tâm vận
vi, nghĩ tác hành tương, tạo pháp tạo tự, cung Phật cung tăng, trì chú trì
kinh, tăng giảng tạc giảng, đoạn nhiên yến tọa, các chúng thí vi…vu đa hành
môn, tùy chấp kỳ nhất. Thác tử nhất hành, dục khiết giác tâm. Kí thị tạo tác
sinh tình, khởi hợp vô vi tịch chiếu. Tên gọi tục giảng xuất hiện đơn độc được
tìm thấy khá sớm trong phần Tự tháp ký, quyển năm, phần tiếp theo của bộ Dậu Dương tạp trở của Đoàn Thành Thức. Trong
đó nói về chùa Bồ Đề tại phường Bình Khang ở thành Trường An: (Tranh) Duy Ma
Biến ở vách đông nội tào Phật điện (vẽ) Xá-lợi-phất búi tóc và xoay gối. Đó là
do tục giảng tăng Văn Thục (Văn Tự) vẽ cuối thời Nguyên Hòa, bút tích đã (vẽ
được) hết!
Tính theo thời gian, Đoàn Thành
Thức nhận chức Bí thư lang của Bí Thư tỉnh, chức tập hiền họa sĩ, thăng thượng
thư lang đời Hội xương (841-846), đến năm Hàm Thông thứ tư (863) thì mất tại
Trường An. Thời gian hoạt động chủ yếu của ông trãi qua ba triều Vũ Tông, Tuyên
Tông, Ý Tông. Viên Trân đến Trung Quốc năm Đại Trung thứ bảy (853) đời tuyên
Tông, năm Đại Tông thứ mười hai (858) về nước, quyển sách của ông ta có lẻ được
viết sau đó. Tông Mật xuất gia năm Nguyên Hòa Thứ hai (806) đời Hiến Tông, đến
năm Hội Xương nguyên niên (841) thì viên tịch, thời gian hoạt động chủ yếu của
ông ta sớm hơn một chút so với Đoàn Thành Thức và Viên Trân, đại khái tương
đương với người đầu tiên thực hiện việc Tục giảng của đời Đường là Văn Tự. Tục
giảng được ông ta chú ý đến là điều rất tất nhiên. Tục giảng xuất hiện hiển
nhiên là sớm hơn thời gian ghi chép của Tông Mật. Khuynh hướng hài hước trong
hoạt động giảng kinh đạo Phật từ thời Nam Bắc Triều đã được tiếp tục cho đến
đời Đường, ngay từ đầu đời Đường, đã có thể thấy mầm mống của Tục giảng.( còn
nữa)
Tạp chí Hoa Đàm số 24