RẶNG HOA BÊN
ĐƯỜNG (tiếp theo)
Đoan
Nhu Bảo Hải
Còn về phía Linna thì được Merad nuôi dưỡng, nhưng gia
đình cô rất nghèo vừa đi mua ve chai vừa nuôi cả mẹ già và hai con nhỏ. Lúc này
Merad đã có gia đình và một đứa con trai tên Florida. Cô phải đi xin sữa hàng
xóm để cho hai bé uống qua ngày. Được sự thương yêu lo lắng của bà ngoại và mẹ,
Linna lớn nhanh như thổi. Merad vô phước gặp phải người chồng la lết, không
chung thủy nên chỉ có một đứa con là hai người li hôn. Khi mẹ cô qua đời. Cô một
thân một mình dẫn hai con rời quê hương sang một thành phố khác để sinh sống,
tránh gặp mặt người chồng cũ của cô. Với hai bàn tay trắng, vừa làm vừa nuôi
hai con. Những ngày được nghỉ cô thường dẫn hai con đến tu viện để lễ Phật và
làm công quả, vì cô là một người rất mộ Phật giáo. Lúc còn trẻ có lần cô đã xin
mẹ đi tu nhưng bà không cho. Thấm thoát thế mà Linna và Florida đã khôn lớn ăn
học đàng hoàng. Năm lên bảy tuổi bỗng nhiên Linna thích vào chùa, không muốn ở
nhà nữa. Có một sư cô trong tu viện đã làm bé rất mến mộ, sư ấy pháp hiệu là
Shan Phan. Sư rất yêu mến Linna. Con bé cứ vào chùa là xin mẹ cho ở lại. Dần dần
đến một ngày Linna nói với mẹ:
- Mẹ
ơi! Cho con đi tu giống như sư cô luôn nha mẹ. Con thích lắm. Mỗi lần vô chùa
con cảm thấy rất thoải mái và không muốn về nhà nữa... Cho con đi nha mẹ.
Merad bảo:
-
Không được, con còn bé lắm, đợi đến lúc con lớn, khoảng 20 tuổi mẹ sẽ cho con
đi và lúc đó mẹ sẽ cho con biết một sự thật mà đời con cần biết.
- Sự
thật là gì vậy mẹ? Mẹ nói cho con biết đi, đợi đến lúc đó lâu lắm.
-
Không bây giờ con còn nhỏ quá, chưa đủ trí khôn để nhận thức mọi chuyện đâu, nếu
mẹ cho con biết bây giờ là quá sớm.
Sau một hồi lâu năn nỉ Merad cô vẫn không chấp thuận mà còn để lại trong
đầu Linna một nghi vấn "không biết chuyện gì vậy nhỉ. Có lẽ là quan trọng
đây". Với đầu óc ngây thơ của Linna nên cô bé cũng sớm quên nó. Cứ mỗi tuần
thì Linna được mẹ dẫn vào tu viện giúp việc cho quý sư rồi về. Nhưng hôm nay
Linna cứ đi qua rồi đi lại chỗ sư Shan Phan hình như muốn nói điều gì, sư hỏi:
- Có
gì không Linna?
-
Thưa sư cô, con muốn đi tu giống sư cô lắm, sư xin mẹ cho con đi tu nha! Con
thích lắm!
Sư cười với vẻ mặt hoan hỉ:
- Thật
hả con?
- Dạ
thật chứ.
- Tại
sao con thích?
- Con
không biết nữa, mà vô tu viện con không muốn về và thích tu giống mấy cô lắm.
Sư ôn tồn bảo:
- Được
rồi, để sư sẽ xin mẹ cho Linna đi nha.
Cô bé rất đỗi vui mừng. Merad vốn là một
người Phật tử khá sùng tín đạo Phật và thấu rõ được cái khổ của kiếp người qua
bản thân cô. Merad nhớ lại khi xưa cô cũng từng xin mẹ cho đi tu. Nhưng mẹ
không cho, nên cô mới khổ như thế này... Được sư cô khuyên nhủ, nên Merad đã đồng
ý cho Linna đi xuất gia. Nhưng cô cũng rất lo vì bé còn quá nhỏ, không biết là
có tu được hay không và cô còn một chuyện chưa cho nó biết về cuộc đời của nó.
Cô suy nghĩ và nói với sư rằng:
- Cái
gì cũng có nhân duyên phải không sư? Giờ Linna thích quá, mà không cho bé đi
thì con cũng có lỗi. Sư nói:
-
Thôi thì...cô cứ để cho nó đi đi, rồi tùy vào nhân duyên của nó nữa, còn về
chuyện thân phận của Linna thì từ từ... nó còn bé quá cô à! Một ngày nào đó đủ
nhân duyên thì cô hãy nói cho nó biết cũng được mà.
- Dạ,
con biết mình phải làm gì rồi. Con cám ơn sư cô! Con gửi Linna cho sư mong sư
yêu thương và dạy dỗ nó nên người giúp con. Không biết sao mà nó quý sư cô đến
thế, chắc tại sư cô quá xinh nên nó thích đó mà. Sư cười và bảo:
-
Không phải vậy đâu! Chắc là hữu duyên.
Sư cô Shan Phan là người gốc Trung
Hoa, làn da trắng hồng rất đẹp, sư đã ngoài 30 tuổi rồi mà trông trẻ đẹp như 18
vậy. Về sau đến khoảng 40 thì sư được thỉnh về quê hương, trụ trì một ngôi chùa
rất lớn tại đất Trung Hoa. Do gia đình dựng lập cúng dường, để sư hoằng hóa Phật
giáo tại quê nhà. Thế là Linna phải rời xa mẹ theo thầy học đạo, năm đó cô bé vừa
tròn 8 tuổi. Merad rất buồn khi nghĩ đến phải xa con, nhưng cô đã quyết tâm vượt
qua tình cảm riêng tư của mình để Linna đến với cái cao thượng, bằng cả tình
thương và sự hy vọng. Con mình sẽ tu đến nơi đến chốn. Ngày mà đưa Linna ra sân
bay, về Thượng Hải là một ngày đầy kỷ niệm về sự nhớ thương từ người mẹ và
Linna.
- Mẹ
ơi! Mẹ ở lại giữ gìn sức khỏe nha mẹ. Con theo thầy về Thượng Hải tu.
Quay qua đứa em trai, Linna hôn vào má
nó đưa tay vẫy vẫy.
- Tạm
biệt em nhé Florida!
Mặc dù trong lòng đầy điều muốn nói với
con, nhưng Merad cố cứng rắn và dồn nén cảm xúc của mình và nói:
- Con
về đó, phải nghe lời thầy dạy, học và tu cho thật tốt thì mẹ mới vui! Mẹ con
mình ở cách nhau quá xa, cả nửa vòng trái đất con à! Con phải giữ gìn sức khỏe
đó. Linna nhanh miệng:
- Dạ
con biết rồi mẹ đừng lo. Cô bé mỉm cười.
Merad
quay sang sư Shan Phan nhắn nhủ nhờ sư chăm sóc dạy dỗ Linna…
-
Thưa sư, sư nhớ là đừng cho bé biết quá sớm về thân phận của nó. Sư đồng ý.
Máy bay đã sắp đến giờ khởi hành,
Linna và sư cô phải vào phòng cách ly. Merad nhìn hai người đến khi khuất bóng.
Lúc này cô không còn kiềm chế được cảm xúc của mình nữa. Những dòng nước mắt
không biết từ đâu cứ tuôn rơi ào ạt. Florida nhìn mẹ:
- Sao
mẹ khóc vậy?
-
Không sao, sẽ lâu lắm chúng ta mới gặp được chị con đó.
- Sao
chị đi lâu vậy mẹ?
- Chị
hai đi tu theo thầy học đạo, chúng ta phải chúc mừng, không được khóc con
à....Thôi..thôi...mình đi thôi con!
Từ ngày Linna đi xa, Merad buồn và nhớ
con da diết. Cô thường đến chùa, nơi Linna chơi, để ôn lại những kỷ niệm mà đứa
con gái nuôi, lúc còn ở bên mình. Florida được mẹ nuôi nấng dạy dỗ. Khi lớn lên
cậu bé đi học nghề và sinh sống bình thường như bao nhiêu người khác.
CHƯƠNG III
A HỎN VÀ LINNA
Khi Linna đến Thượng Hải để
tu học cùng sư cô Shan Phan, ngày xuất gia hôm ấy được tổ chức rất long trọng,
có sự chứng minh của bốn sư ở các chùa lân cận. Khi được thầy nhá mũi kéo đầu
tiên lên mái tóc đen huyền của Linna thì đồng thinh vang lên bài kệ:
“Thiện tai thiện nam tử
Năng liễu thế vô thường
Khí tục thú nê hoàn,
Công đức nan tư nghì”
Nghĩa là:
“Lành thay! thiện nam tử
Khéo rõ đời là vô thường
Rời bỏ thế tục đến với
đạo
Công đức đó không thể
nghĩ bàn”
Khi mái tóc của Linna đã nằm
trọn trong mâm, trên đầu cô chỉ còn vỏn vẹn một chóp tóc khoảng bằng lòng bàn
tay thả dài xuống, đen mượt mà óng ả. Cô được sư phụ vén lên bên vành tai phải
và nói với Linna rằng:
- Linna! Từ nay trở đi, con đã là người xuất gia, là đệ tử của Phật, con
phải cố gắng tu học cho tốt để độ mình, độ người thì mới tròn bổn phận. Con rõ
chưa? Như câu kệ xuất gia đã nói:
“Hủy
hình thủ chí tiết,
Cát ái
từ sở thân,
Xuất
gia hoằng Thánh đạo,
Thệ độ
nhất thiết nhân.”
Linna đôi mắt tròn xoe vui
mừng:
- Thưa thầy! Con đã rõ rồi. Con cảm ơn thầy.
Sư tiếp lời:
- Từ hôm nay con không còn là tên Linna nữa, pháp hiệu gắn với con là A Hỏn.
Linna hết sức vui mừng, lễ
tạ Tam bảo ba lạy và sau đó lui ra ngoài. Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt
đối với cô. Cái gì cũng mới: Hình thức mới, cái đầu mới, tên mới, quần áo mới…
tất cả đều mới. Từ ngày hôm nay trở đi cô không được gọi Merad là mẹ nữa, mà phải
gọi là bà thí chủ, hoặc là cô, vì đã là người xuất gia rồi. Mới đầu tại chùa chỉ
có hai thầy trò. Sư thương A Hỏn lắm, từ việc nhỏ đến việc lớn cô đều phải tập
làm. Có lần cô buồn vì làm quá nhiều việc, nhớ mẹ phương xa, cô nghĩ thầm: “hồi
đó mình ở với mẹ đâu phải làm nhiều như thế này…” Đoán được những suy nghĩ của
A Hỏn, sư gọi lại dạy. A Hỏn chạy lại chắp tay búp sen trước ngực nghiêm trang:
- Mô Phật! Thưa thầy dạy con!
- A Hỏn! Con còn rất nhỏ, phải siêng năng tinh tấn, từ việc làm đến việc
học. Có như thế sau này con lớn lên mới có thể giúp ích được cho mọi người. Nếu
cái gì cũng không biết, thì làm sao con có thể giúp ai đây? Trước kia thầy cũng
phải học và làm nhiều lắm, mới đủ phước báu được như ngày hôm nay con à. Cố gắng
lên nha A Hỏn.
- Mô Phật! Thưa thầy con nghe ạ.
Thế là mới có 9 tuổi, A Hỏn
đã biết nấu cơm, làm các món ăn chay đơn giản, quét dọn, lau chùi từ trên chánh
điện đến cả nhà bếp và sân vườn. Cô được làm cùng sư. Có một lần cô nhớ mẹ và
ngồi khóc một mình. Sư thấy vậy hỏi:
- Tại sao con khóc?
- Thưa thầy, con nhớ mẹ con quá!
Sư ôn tồn bảo:
- Đức Phật có dạy người tu sĩ chúng ta, không chỉ có một người cha hoặc một
người mẹ đâu con, mà phải coi tất cả mọi người lớn hơn mình đều là cha mình, mẹ
mình, ông bà mình, còn nhỏ hơn là em mình, bạn mình con à… Có như thế con sẽ
không còn nhớ mẹ nữa, con có một đại gia đình mà. Khi xuất gia là mình đã từ bỏ
cái gọi là tình cảm gia đình riêng tư và hướng đến cái rộng lớn, cao thượng,
bao la hơn. Con phải hiểu và sống như thế, con sẽ không buồn, không nhớ mẹ nữa,
và vững chí tiến tu A Hỏn à!
Được thầy dạy, cô gạt nước mắt, đi nấu cơm
trưa, tiếp tục công việc hằng ngày. Từ ngày ấy, sư không còn thấy A Hỏn khóc vì
nhớ mẹ. Mẫu thân của sư Shan Phan rất thương yêu và cưng chiều A Hỏn như cháu
ngoại của bà. Có một lần bà nói với sư rằng:
- A Hỏn thấy cũng hiền, vui vẻ, còn nhỏ mà giỏi quá, vừa đi học vừa làm
việc trong ngoài, chùa chiền tươm tất. Sư cô có phước lắm!
Sư mỉm cười, bảo rằng:
- Bà thí chủ biết không, nó thì giỏi thật đấy, nhưng tính cách cũng khá
ngang bướng, y mà không muốn điều gì, thì có chết cũng không làm đâu...có điều
là cũng biết nghe lời con.
Bà tiếp lời:
-Vậy là quý lắm rồi, chú tiểu còn nhỏ mà, từ từ rồi răn dạy, tre con..chỉ
khéo uốn là được!
Đặc biệt một điều, bà rất
thương A Hỏn, xem như cháu ngoại của mình, mỗi khi tinh nghịch bị phạt đòn hoặc
quỳ hương…nếu có bà ở đó là Hỏn được xin tha… Có một lần Sư Cô lên Thượng Hải,
dặn dò tiểu Hỏn coi chùa và cắt hoa kiểng, quét sân…Thế mà khi sư đi rồi, tiểu
Hỏn rủ mấy đứa trẻ gần chùa qua chơi rượt bắt, quên cả giờ cơm. Khi sư về, việc
đâu vẫn còn nguyên đó, thế là tiểu Hỏn bị phạt quỳ gối và hai mươi roi, đó là lần
đầu tiên, khiến tiểu kinh hồn tởm vía. Không thấy có lần sau nữa. Có một lần,
vì quá giận và lỡ miệng nói với A Hỏn:
-
Đã không
có cha không có mẹ, mà còn không biết thân phận, ở đó còn không nghe lời.
Khi nghe câu này, tiểu Hỏn
vô cùng ngạc nhiên liền hỏi:
-Thưa thầy, thầy nói gì, con không hiểu?
Đã lở lời nói… sư bèn kể
sơ sự thật cho tiểu Hỏn nghe:
- Cuộc đời con không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, không được sống
trong vòng tay yêu thương của ba mẹ ruột mình…
-Vậy là sao? Con
cũng không hiểu?
- Nghĩa là:
Merad chỉ là mẹ nuôi của con thôi, lúc con chỉ được 2 tháng tuổi, mẹ ruột con
đã bỏ con dưới gốc cây Thục Qùy bên vệ đường rồi…
- Thật hả thầy?
Sao lại bỏ con? Sao sanh con ra mà không nuôi con?
- Thầy không rõ,
chỉ biết đại khái là: Mẹ ruột con quan hệ lén lúc, bà nội không chấp nhận, nghi
con là con hoang, nên không cho ba mẹ nuôi con, nếu bỏ con thì mới được tiếp tục
sống với ba con, thế đấy… con đã vào tay Merad, được nuôi dưỡng đến lúc con
theo thầy đến đây!
A Hỏn nghe xong, lặng im hồi lâu, vẻ
mặt đầy tâm sự…Kể từ khi cô bé biết được sự thật về thân phận của mình, đêm nào
nằm ngủ cô bé cũng khóc bởi những câu hỏi:
- Tại
sao, tại sao…con không có mẹ? Mẹ ruột của con là ai, sao lại bỏ con? Tại sao vậy?
Tự hỏi đến đâu, nước mắt cô giàng giụa
đến đó…
- Mẹ
ơi! Sao mẹ không nói cho con biết hả mẹ? Con là con hoang hả mẹ? Tại sao? Tại
sao…? Con phải khổ tâm như thế này?
Cứ thế hoàng loạt câu hỏi, hàng loạt
những giọt nước mắt, lăng dài trên má, ướt đẫm cả gối…mà không có câu trả lời.
Từ ngày ấy, tiểu Hỏn không còn vui tươi hồn nhiên như trước nữa. Lúc nào trông
cô có vẻ đầy tâm sự, hằng đêm sau mỗi giờ tụng kinh, tiểu Hỏn đều ra đài Quán
Thế Âm lễ bái, tâm sự và khóc:
- Bồ-tát Quan Âm ơi! Con không có cha mẹ ruột và
cũng không có mẹ nuôi ở bên cạnh, giờ Ngài là mẹ con nha, để con chia sẻ mọi
vui buồn. Khấn thầm xong, tiểu lạy mọp xuống và lại khóc nức nở…
Ngày
qua ngày chuyện buồn ấy, cũng dần nấp ở một góc nào đó trong lòng cô! A Hỏn vẫn
sinh hoạt bình thường. Đến một ngày, Merad đến Thượng Hải thăm con, khi gặp mẹ
tiểu mừng lắm, nhưng có nhiều tư tưởng dồn dập trong đầu cô bé: “Không biết bây
giờ có nên hỏi mẹ không?” tiểu biết Merad rất thẳng tính và dữ…nên lại
thôi...không dám hỏi vì sợ bị la...đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng mà
A Hỏn được gặp mẹ tại thượng Hải.
Sau
lần viếng thăm ấy, vì quá nhớ thương con, Merad đã xin sư Shan Phan cho tiểu về
tu tại quê nhà. Được thầy cho phép, chơi một tuần thì hai mẹ con lên đường về lại
Úc Châu. ( còn tiếp).
Tạp chí Hoa Đàm số 23