ĐOAN NGỌ
Trà Kim Long
Có
một số phong tục tập quán không phát xuất từ nguồn gốc quê hương mà lại du nhập
từ nước ngoài, lâu đời trở nên đồng hóa với dân tộc. Như một số tập tục về ngày
tết Đoan Ngọ chẳng hạn. Đoan ngọ theo nghĩa là giữa trưa. Nhằm vào ngày mùng 5
tháng 5 nên còn gọi là Trùng ngũ. Có người cho rằng chữ Ngọ chỉ cho tháng Năm
tính theo Thập nhị chi, và gọi đó là ngày tết nửa năm. Xét ra không chính xác
lắm vì mùng 5 mới là ngày đầu tháng, nên không thể nói Đoan Ngọ là giữa tháng
5. Và tháng 5 cũng không phải là thời gian chỉ cho nửa năm được. Theo sử liệu
Trung Hoa, thời chiến quốc Khuất Nguyên làm quan nước Sở bị thất sủng mới từ
quan về nhà chuyên tâm đi tìm cây làm thuốc cứu người. Về sau, qua sông Mịch La
bị chết đuối vào đúng giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5. Ông còn để lại cho hậu thế
nhiều tác phẩm giá trị nổi tiếng như Sở từ, Ly Tao… Người đương thời tiếc
thương. Hằng năm, lấy ngày mất của ông làm tết Đoan Ngọ để nghĩ nhớ đến công
ơn. Về sau, những điều biến chuyển ban đầu đã biến chuyển thành những huyền
thoại đi vào tập tục.
Một
số tập tục ấy cho đến nay vẫn còn lưu truyền như: Ngày mùng 5 tháng 5 không
được ngồi nơi bậc cửa nhà, không được đi xa. Ăn các loại cây có vị chua để ngừa
bệnh tật trong năm. Tìm hái những lá cây để dành làm thuốc. Nhìn vào mặt trời
buổi sáng để không bị đau mắt. Tắm nước ròng vào đúng giữa trưa để có nhiều sức
khỏe. Sáng sớm, ghi một dấu vôi nơi yết hầu đồng thời uống một liều thuốc trị
giun (Đông dược) để quanh năm không bị sán lãi. Cây trồng trong vườn nhà nếu
không ra trái, vào đúng giữa trưa cho một em bé trèo lên cây, người lớn đứng
dười cầm rựa giả đò chặt hoặc cầm roi đánh vào gốc. Vừa chặt (đánh) vừa hỏi:
“Mày có chịu ra trái không?” Đứa bé trên cây vừa khóc vừa nói: “Đừng chặt, đừng
đánh. Con sẽ ra trái”. Vậy là năm đó thế nào cây cũng ra trái. Ngày ra, đến
ngày mùng 5 tháng 5 gia đình chàng rễ phải có bổn phận mang lễ vật (trà, đường,
rượu, bánh) đến biếu nhà vợ chưa cưới của con mình. Nếu không sẽ bị bắt lỗi…
Lễ cúng tết Đoan Ngọ để dâng tổ tiên và thổ công Những
tập tục ấy nguyên là của người Trung Hoa. Từ cuộc sống hòa nhập giữa con người
dẫn đến sự hoà nhập của tập tục, trở nên đồng hóa thành tập tục của quê hương
từ lúc nào không biết. Đến nay, đối với người Việt Nam, tết Đoan Ngọ vẫn không
quên lệ nhưng một số tập tục của tết này không còn mấy người ứng dụng.
Tạp chí Hoa Đàm số 23